Pháp đã huy động nguồn lực rất lớn, với hơn 500 triệu euro. Các doanh nghiệp hàng đầu Pháp cũng huy động những công nghệ tốt nhất cho dự án", Đại sứ cho biết.
Trong chuyến thăm Pháp hồi tháng 10 của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai nước đã trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện. Đại sứ Olivier Brochet nêu nội dung của Tuyên bố chung hai nước nhấn mạnh về phát triển bền vững, trong đó một trong những ưu tiên là phát triển giao thông bền vững.
"Việt Nam và Pháp đều quan tâm đến giao thông đường sắt, gồm cả đường sắt đô thị và đường sắt nối liền các tỉnh, thành. Việc vận hành thương mại tuyến metro đoạn Nhổn - ga Hà Nội là minh chứng về cam kết của Pháp đồng hành với Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này", Đại sứ khẳng định.
Đây là tuyến metro thứ hai được đưa vào vận hành tại Hà Nội cũng là tuyến thứ hai ở Việt Nam. Dự án có quy mô lớn với nhiều đơn vị nhà thầu cùng các ban, bộ, ngành phối hợp với nhau, quá trình triển khai "chúng ta đã học được cách hợp tác hiệu quả".
Theo Đại sứ, đây là những bài học hết sức quý giá để triển khai các dự án trong tương lai, không chỉ metro mà còn là giao thông vận tải đô thị, đường sắt tốc độ cao...
Đại sứ cho biết: "Phía Pháp đặc biệt quan tâm, theo dõi rất sát sao dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mà Quốc hội Việt Nam đang xem xét.
Chúng tôi vẫn đang chờ xem Quốc hội Việt Nam quyết định cụ thể ra sao, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ xem xét có thể đáp ứng theo cách tốt nhất như thế nào".
Đại sứ khẳng định, trong xây dựng đường sắt cao tốc, Pháp là nước có bề dày kinh nghiệm. Nền công nghiệp đường sắt của Pháp là cả một lịch sử lâu đời, bắt đầu từ giữa thế kỷ 19.
Kể từ khi khánh thành hệ thống tàu điện ngầm Paris vào năm 1900 và cho đến khi khai trương các tuyến tàu cao tốc (TGV - Train à Grande Vitesse) đầu tiên ở châu Âu cách đây hơn 40 năm, Pháp chưa bao giờ ngừng thúc đẩy các giới hạn kỹ thuật trong lĩnh vực này.
Không chỉ nối các thành phố lớn của Pháp mà còn kết nối với hệ thống đường sắt cao tốc của châu Âu.
Đại sứ cho biết, trong hơn 40 năm triển khai không có một tai nạn nào xảy ra khi di chuyển ở tốc độ cao. Tất nhiên cũng có một vài sự cố nho nhỏ nhưng liên quan đến kỹ thuật và không gây hậu quả nghiêm trọng.
"Có thể nói giao thông đường sắt cao tốc, với mô hình của Pháp là một mô hình giao thông hết sức đáng tin cậy", Đại sứ nhấn mạnh.
Pháp đang tiếp tục phát triển các dự án quy mô thế giới, chẳng hạn như đại dự án metro mở rộng Grand Paris Express và 200km tuyến đường mới để phục vụ rộng khắp toàn bộ khu vực Paris. Pháp cũng xuất khẩu công nghệ ra khắp thế giới, mới đây là tuyến tàu cao tốc tại Maroc.
"Việc triển khai hệ thống đường sắt cao tốc rất phức tạp, đòi hỏi có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành. Chúng tôi mong muốn chia sẻ với Việt Nam các kinh nghiệm và công nghệ đó", Đại sứ Pháp nói.
Về hỗ trợ chi phí, Đại sứ Brochet cho biết, ở giai đoạn này rất khó để trả lời, bởi phải xem Quốc hội và Chính phủ Việt Nam quyết định phương án tài trợ cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là gì.
"Theo những thông tin mà chúng tôi được chia sẻ thì Việt Nam mong muốn phần lớn nguồn vốn cho dự án này đến từ nội địa, cụ thể là vốn nhà nước. Bên cạnh đó có thể huy động thêm một số nguồn vốn từ tư nhân cũng như là các phương thức hợp tác quốc tế.
Nếu phía Việt Nam quyết định một phần nào đó trong dự án sẽ triển khai theo hình thức đối tác công - tư, tôi nghĩ rằng đây sẽ là một vấn đề Pháp có thể đặc biệt quan tâm", ông Brochet chia sẻ.
S.N
" alt=""/>HLV Gong Oh Kyun đổi số áo cầu thủ U23 Việt Nam trước trận gặp Hàn QuốcKể từ ngày 15 - 19/10, Đoàn chuyên gia đã tập trung nghiên cứu hồ sơ minh chứng của nhà trường; phỏng vấn các bên liên quan trong và ngoài nhà trường; khảo sát hệ thống cơ sở vật chất, vận hành thử một số trang thiết bị; quan sát các hoạt động chính khóa, ngoại khóa của nhà trường... để có những căn cứ thực tế giúp cho việc đánh giá chính xác, khách quan; từ đó đưa ra những khuyến nghị cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
PGS.TS Mai Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Vinh đã nêu lên những điểm mạnh của 4 chương trình đào tạo tại Học viện: Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, cơ bản phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường, được thể hiện cụ thể thông qua chuẩn đầu ra; Nội dung và cấu trúc của chương trình đào tạo được thiết kế cơ bản phù hợp; các hoạt động dạy và học đa dạng; Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với mục tiêu đào tạo; năng lực và kết quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên được quản lý và đánh giá tương đối rõ ràng; Các chính sách và tiêu chí tuyển chọn người học được xác định cụ thể; người học được tư vấn, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho học tập, rèn luyện; Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp của chương trình đào tạo có việc làm cao...
PGS.TS Mai Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Vinh
Thay mặt cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, học viên và sinh viên Học viện, PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá cho biết, việc kiểm định chất lượng 4 chương trình đào tạo này nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng trong mọi hoạt động của nhà trường, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Thông qua đánh giá các chương trình đào tạo, các đơn vị, cá nhân trong học viện nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Công tác kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo của Học viện cũng được nâng lên rõ rệt, nhất là đối với 4 khoa được đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học lần này.
"Học viện sẽ cùng với 4 khoa sẽ thực hiện tốt các khuyến nghị, cải tiến nâng cao chất lượng, phát huy hơn nữa các thế mạnh, khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất", PGS.TS Phạm Minh Sơn nói.
PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện và PGS.TS Mai Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh; PGS.TS Bùi Duy Cam, Trưởng đoàn khảo sát phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học tại Học viện ký kết Biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
PV
Tinh đến ngày cuối tháng 11, cả nước có 260 chương trình đào tạo ĐH và CĐ được kiểm định.
" alt=""/>Kiểm định 4 chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền